Cấy ghép Implant là một giải pháp tối ưu nhằm thay thế răng đã mất, tuy nhiên có thể cấy ghép được Implant hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất chính là các vấn đề về xương hàm. Muốn thành công khi cấy ghép Implant thì trước tiên xương hàm phải đủ chiều cao, mật độ và thể tích… Do đó, trong trường hợp xương hàm tiêu nhiều (do mất răng lâu ngày, nhiễm trùng lan rộng…), nếu muốn đặt implant cần phải thực hiện ghép xương hoặc ghép xương kết hợp với nâng xoang.
Nâng xoang là để tạo điều kiện cho việc ghép xương ở vùng răng sau hàm trên, màng xoang sẽ được nâng cao lên (giúp tăng chiều cao sóng hàm) và xương (tự thân, nhân tạo) sẽ được ghép thêm vào xương hàm.
Liên quan giữa xương hàm trên và xoang hàm
Trong điều kiện bình thường, khi còn răng, xương hàm sẽ duy trì ở mức ổn định đủ để giữ cho chân răng vững ổn. Khi mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng xương hàm sẽ bị tiêu và hạ thấp dần, khi đó xoang hàm sẽ tăng thể tích, điều này làm ảnh hưởng đến kỹ thuật cấy ghép Implant (do xương không còn đủ khối lượng và chất lượng để cấy ghép). Vì vậy đối với các trường hợp tiêu xương hàm trên thường có chỉ định nâng xoang ghép xương.
Khi nào cần nâng xoang ghép xương?
Nâng xoang được thực hiện khi xương hàm ở vùng răng trong bị tiêu quá nhiều hay xoang hàm xuống sát đỉnh sóng hàm hàm trên.
Có 2 dạng nâng xoang thường được thực hiện:
- Nâng xoang kín: Trong trường hợp thiếu ít xương, bác sĩ sẽ khoan 1 lỗ qua sóng hàm của phần mất răng, sau đó cho bột xương từ từ vào đúng chiều cao mong muốn. Trong trường hợp này có thể cấy Implant cùng lúc.
- Nâng xoang hở: Bác sĩ cắt nướu ở vùng bên sóng hàm mất răng, tách bóc nướu để bộc lộ xương hàm, tạo 1 cửa sổ nhỏ đi vào vùng xoang hàm. Sau đó dùng dụng cụ tách bốc màng xương hàm bằng vật liệu ghép xương được nhồi vào khoảng trống (giữa màng xoang và xương hàm) sau đó đợi xương phục hồi sẽ tiến hành cấy ghép Implant.
Có một nhiều phương pháp ghép xương khác nhau trong cấy ghép Implant, tuy nhiên có hai phương pháp chính thường được bác sĩ sử dụng, đó là:
Cấy ghép xương bằng xương nhân tạo:
Xương nhân tạo là một loại xương được chế tạo dựa trên những thích ứng với cơ thể con người. Thành phần chính trong xương nhân tạo là chất liệu Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate. Hai thành phần này có cơ chế tự tiêu. Xương nhân tạo được ghép vào khoảng xương thiếu và tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Vì tính chất tự tiêu, nên xương tự thân sẽ dần phát triển thay thế xương nhân tạo.
Cấy ghép xương bằng xương tự thân:
Xương tự thân là xương của chính bệnh nhân, được bác sĩ lấy ra từ xương ở một bộ phận nào đó trên cơ thể của bệnh nhân ví dụ như: xương ở hông, xương hàm, xương cằm… Sau khi phẫu thuật lấy xương bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép xương vào phần thiếu nơi xương hàm ngay sau đó. Vì xương trên cùng một cơ thể nên khả năng tích hợp nhanh, khó bị đào thải. Đó chính là ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật ghép xương tự thân. Kiểu ghép xương này được đánh giá là an toàn.
Phương pháp ghép xương và nâng xoang ghép xương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cấy ghép Implant để đảm bảo điều kiện đủ về mật độ và chất lượng xương hàm cho một ca cấy ghép. Kỹ thuật cấy ghép xương trong Implant là một kỹ thuật tương đối phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp với cơ sở vật chất, máy móc hiện đại, để có thể đảm bảo sự an toàn và kết quả như mong muốn trong suốt quá trình cấy ghép.
Nâng xoang ghép xương tại Răng Hàm Mặt Dr.Lee
Việc nâng xoang ghép xương tại Nha Khoa Trọng Việt do trực tiếp Ths. Bs. Nguyễn Trọng Việt thực hiện. Ths. Bs. Nguyễn Trọng Việt đã có hơn 20 năm kinh nghiệm về phẫu thuật hàm mặt cũng như nhiều nghiên cứu chuyên sâu về cấu trúc xương hàm, thực hiện thành công nhiều ca nâng xoang ghép xương cho bệnh nhận để cấy ghép Implant. Ngoài ra việc nâng xoang ghép xương tại nha khoa Trọng Việt được tiến hành tại phòng tiểu phẫu riêng biệt với máy móc hiện đại cùng tiêu chuẩn vô trùng đã được kiểm định.